anhducpharma

Anh Đức Pharma

Các sản phẩm cung cấp

heartbeat

Mang sứ mệnh là đem đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, chúng tôi cung cấp cho bạn các sản phẩm không thể hấp hấp dẫn hơn

Dụng cụ phẫu thuật

Tập hợp đội ngũ y, bác sĩ có chuyên môn cao, từng là các chuyên gia nước ngoài và các bác sĩ từng làm tại các bệnh viện lớn trong nước

heartbeat
Đinh nẹp vít chấn thương

Luôn sẵn sàng đến với bệnh nhân trong mọi trường hợp khẩn cấp

heartbeat
Nẹp vít cột sống

MewClinic - Cung cấp, bảo dưỡng số lượng máu khổng lồ cho bệnh nhân

heartbeat
heartbeat
Nẹp vịt sọ não

Hỗ trợ bằng đường dây nóng, giải đáp mọi thắc mắc

heartbeat
Vật tư tiêu hao

Trung tâm phục hồi - nơi gửi gắm người thân an tâm nhất

heartbeat
Keo dán vết thương

Chăm sóc với dịch vụ đặc biết từ A-Z

Tại sao bạn chọn chúng tôi
heartbeat
Công ty TNHH Dược phẩm và thiết bị y tế Anh Đức là một doanh nghiệp tư nhân chuyên kinh doanh các loại dược phẩm, thiết bị y tế…phục vụ nhu cầu chữa bệnh cho con người. Công ty tự hạch toán kinh tế độc lập nên có quyền chủ động trong hoạt động kinh doanh và tài chính doanh nghiệp. Nhưng không phải vậy mà Công ty chạy theo lợi nhuận, trái lại công ty luôn kiểm tra, bảo quản chất lượng các sản phẩm của mình.
Giờ làm việc
  • Từ T2 - T78h00 - 17h00
Trợ giúp
Nếu bạn muốn lên lịch hẹn hãy nhấn nút "Tạo lịch hẹn" dưới đây

Các chuyên khoa đã hợp tác

heartbeat

icon

9000

Bệnh viện hợp tác
icon

139

Chuyên gia
icon

124

Khoa điệu trị
icon

337

Các đối tác

Hãng hợp tác

heartbeat

Các đối tác thân thiết của Anhducpharma

Hãng Dimeda

Hãng Dimeda

Hãng Dimeda Hãng Dimeda
MEYER HAAKE

MEYER HAAKE

MEYER HAAKE MEYER HAAKE

Hãy cùng trải nghiệm

heartbeat

Khách hàng là những đóng góp thiết thực nhất, chúng tôi thật vui vẻ khi được đón nhận những lời góp ý chân thành từ khách hàng

Mình chọn anhducpharma để làm nơi gửi gắm niềm tin về sức khỏe. Ở đây mọi thứ rất chuyên nghiệp, tận tình và thân thiện. Hy vọng các bạn sẽ phát triển điều đặc biệt trong các tiêu chí phục vụ của các bạn.

Hương Suri

Hương Suri

Mình chọn anhducpharma để làm nơi gửi gắm niềm tin về sức khỏe. Ở đây mọi thứ rất chuyên nghiệp, tận tình và thân thiện. Hy vọng các bạn sẽ phát triển điều đặc biệt trong các tiêu chí phục vụ của các bạn.

Đoàn Giang Hương

Đoàn Giang Hương

Mình chọn anhducpharma để làm nơi gửi gắm niềm tin về sức khỏe. Ở đây mọi thứ rất chuyên nghiệp, tận tình và thân thiện. Hy vọng các bạn sẽ phát triển điều đặc biệt trong các tiêu chí phục vụ của các bạn.

Ngọc Anh

Ngọc Anh

TIN TỨC VÀ SỰ KIỆN

heartbeat

Trong phần Tin tức và sự kiện này, anhducpharma liên tục cập nhật những thông tin nóng, những sự kiện diễn ra để bệnh nhân, khách hàng quan tâm có thể nắm bắt. Cùng chúng tôi điểm qua nhé!

Chấn thương cột sống: Nguy hiểm nếu không xử trí đúng cách

02/07

Chấn thương cột sống: Nguy hiểm nếu không xử trí đúng cách
user CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM VÀ THIẾT BỊ Y TẾ ANH ĐỨC
Trước một vụ tai nạn như tai nạn giao thông, tai nạn lao động,... việc cứu giúp nạn nhân là vô cùng cần thiết và phải được tiến hành khẩn trương. Nhưng đôi khi, trong lúc vội vã, chúng ta thường quên hoặc không biết rằng, những động tác cứu giúp không đúng có thể làm nặng thêm những tổn thương cho bệnh nhân, đặc biệt là chấn thương cột sống (CS)... Nguyên nhân gây chấn thương cột sống Có rất nhiều nguyên nhân gây nên chấn thương CS. Hàng đầu là các nguyên nhân do tai nạn giao thông, tai nạn lao động như ngã từ trên cao xuống gây vỡ, lún, xẹp đốt sống. Các nguyên nhân do chấn thương ở các môn thể thao (đua xe đạp, đua ngựa...), các vết thương CS do hỏa khí như đạn bắn, gãy CS cổ như ở các nạn nhân tự tử bằng thắt cổ... Các nguyên nhân này gây ra tổn thương tại các đốt sống như di lệch, vỡ, lún, chèn ép, chảy máu, phù nề, thậm chí làm đứt ngang dây sống. Mức độ nghiêm trọng khi cột sống bị tổn thương Cột sống có cấu tạo bởi nhiều đốt sống ghép lại, bên trong có ống sống chứa tủy sống. Cột sống đảm bảo hai chức năng chính: chức năng cơ học - CS là điểm tựa, là “trụ cột” chịu sức nặng của toàn bộ cơ thể và chức năng thần kinh của tủy sống. Tủy sống là một bộ phận của hệ thần kinh trung ương tiếp nối với tiểu não và hành tủy để chi phối toàn bộ các chức năng vận động, cảm giác... của cơ thể từ cổ trở xuống theo phân vùng của các khoanh tủy. Vì là một xương lớn, phải chịu tải trọng cao nên CS rất dễ bị chấn thương và khi đã bị chấn thương thường ảnh hưởng rất lớn đến chức năng chịu tải cơ học cũng như chức năng thần kinh. Khi tủy sống đã bị thương tổn, khả năng bệnh nhân bị tàn phế sẽ rất cao như phải thở máy hoàn toàn, liệt tứ chi trong tổn thương tủy cổ, liệt hai chi dưới phải ngồi xe lăn suốt đời trong tổn thương CS ngực, CS thắt lưng. Triệu chứng của chấn thương cột sống Triệu chứng của chấn thương CS phụ thuộc mức độ và vị trí tổn thương. Nếu tổn thương chỉ ở phần các đốt sống chưa ảnh hưởng tới tủy sống, triệu chứng chủ yếu là đau tại chỗ vùng bị tổn thương. Nếu đã có chèn ép hoặc tổn thương dây sống, các triệu chứng sẽ phụ thuộc phân đoạn tủy bị tổn thương. Tổn thương các đốt sống cổ thường có khó thở do liệt cơ hô hấp (khám có thể thấy lồng ngực bệnh nhân di động rất kém hoặc có biểu hiện liệt cơ hoành), yếu hoặc liệt các cơ do phân đoạn tủy cổ chi phối (cơ hô hấp, chi trên, chi dưới), rối loạn cảm giác, rối loạn cơ tròn, mất phản xạ gân xương giai đoạn choáng tủy. Tổn thương các đốt sống ngực cũng có các triệu chứng chung như rối loạn cơ tròn; dị cảm, yếu, liệt chi; đau nhưng khu vực bị tổn thương phía dưới thấp hơn. Tương tự như vậy, với tổn thương CS lưng, các biểu hiện chủ yếu là rối loạn cảm giác, yếu hoặc liệt hai chi dưới, rối loạn cơ tròn. Một triệu chứng tương đối hay gặp trong chấn thương CS đã có chèn ép, tổn thương tủy sống đó là tụt huyết áp (choáng tủy) nhưng mạch lại chậm. Đây có thể là dấu hiệu được chú ý phát hiện sớm tổn thương CS trên lâm sàng. Tuy nhiên, bản thân các dấu hiệu của chấn thương CS cũng đã khó phát hiện trên lâm sàng và điều này càng khó hơn trong điều kiện bệnh nhân bị tai nạn có nhiều tổn thương phối hợp, điều kiện sơ cứu nghèo nàn, sự rối loạn khi tai nạn xảy ra và người sơ cứu không phải đội cấp cứu chuyên nghiệp. Xử trí bệnh nhân chấn thương CS - quan trọng từ bước sơ cứu đầu tiên Nguyên tắc hàng đầu của cấp cứu bệnh nhân chấn thương CS là bất động, tránh di lệch đoạn CS đã bị tổn thương vì sẽ gây thêm tổn thương, thậm chí gây đứt ngang tủy sống. Việc chú ý cố định CS phải được làm ngay từ đầu khi tiếp xúc với bệnh nhân nghi ngờ bị chấn thương CS chứ không nhất thiết phải phát hiện được triệu chứng của chấn thương CS. Nói một cách khác, bệnh nhân nghi ngờ có chấn thương CS cần được cố định CS an toàn cho tới khi tổn thương CS đã được loại trừ bằng chẩn đoán hình ảnh hoặc qua ý kiến của các thầy thuốc chuyên khoa. Tuyệt đối tránh loay hoay thăm khám tìm xem có tổn thương CS hay không vì việc này sẽ gây nguy hiểm cho bệnh nhân, làm mất cửa sổ can thiệp. Với bệnh nhân nghi ngờ có tổn thương CS cổ, đặt đầu bệnh nhân nằm thẳng trục, ở tư thế trung gian (không cúi gập, ngửa hay xoay cổ) trên nền cứng (như miếng ván gỗ), chèn bao cát hai bên để chống xoay cổ hoặc tốt nhất là có bộ cố định CS cổ chuyên dụng. Đối với CS ngực và CS lưng, đặt bệnh nhân nằm ngửa trên cáng cứng hoặc nằm sấp trên cáng mềm nếu không có áo cố định chuyên dụng, sau đó cố định bệnh nhân vào cáng ở ba điểm: đầu, vai và ngang khung chậu. Tuyệt đối không lôi, kéo, lật trở bệnh nhân nếu không có nhiều người phối hợp hoặc làm không đúng phương pháp. Khi vận chuyển bệnh nhân, nếu không có cáng cứng phải có nhiều người cùng đứng một bên đỡ bệnh nhân để đảm bảo cho CS bệnh nhân vẫn được cố định. Đối với trường hợp bệnh nhân nặng cần cấp cứu hồi sinh tim phổi hoặc trường hợp gãy CS cổ gây ngừng thở vẫn phải chú ý vừa cấp cứu theo các bước cấp cứu ngừng tim ABC (A: Airway control, B: Breathing support, C: Circulation support) vừa kết hợp cố định tránh di lệch CS. Nếu cần đặt ống nội khí quản cấp cứu có thể đặt theo phương pháp ngược dòng hoặc qua nội soi ở bệnh nhân chấn thương CS cổ. Tránh khiêng, xốc, vác nạn nhân trên vai, cõng trên lưng, khiêng bằng cáng mềm, võng, chở bệnh nhân bằng xe đạp, xe máy, bẻ gập lưng trong xe taxi... dễ làm tăng tổn thương CS của bệnh nhân. Sau khi đã vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế, nhanh chóng xác định rõ tổn thương CS bằng thăm khám lâm sàng và bằng các phương tiện chẩn đoán hình ảnh để có thể sử dụng ngay liệu pháp corticoid liều cao và xét chỉ định phẫu thuật cấp cứu. Theo SKĐS online.
Chấn thương cột sống: Di chứng và điều trị đau sau phẫu thuật

02/07

Chấn thương cột sống: Di chứng và điều trị đau sau phẫu thuật
user CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM VÀ THIẾT BỊ Y TẾ ANH ĐỨC
Chấn thương cột sống là một loại chấn thương thường gặp trong tai nạn giao thông, tai nạn lao động và gặp cả trong tai nạn thể thao. Khi bị những tai nạn này, bệnh nhân cần được cấp cứu khẩn trương. Tuy nhiên nhiều trường hợp do vội vàng, các chấn thương cột sống có thể bị bỏ sót, hoặc các động tác cấp cứu và vận chuyển bệnh nhân không đúng làm cho các chấn thương cột sống nặng thêm. 1. Nguyên nhân gây chấn thương cột sống Có nhiều nguyên nhân gây chấn thương cột sống, bao gồm: Do tai nạn giao thông. Do tai nạn lao động như ngã từ trên cao xuống gây lún. xẹp, vỡ đốt sống. Do chấn thương thể thao như: đua xe đạp, đua ngựa, xiếc, võ thuật, bóng đá,... Do hỏa khí như đạn bắn,... Do nạn nhân tự tử bằng cách thắt cổ có thể gây gãy cột sống cổ. Các nguyên nhân trên có thể gây ra các tổn thương cột sống với nhiều mức độ khác nhau như di lệch, vỡ, lún cột sống, chèn ép, phù nề, chảy máu, thậm chí có thể làm đứt ngang tủy sống. 2. Các biến chứng của chấn thương cột sống Các biến chứng thường gặp sau khi chấn thương cột sống gây tổn thương tủy là: Rối loạn hay mất vận động: Bệnh nhân có thể bị giảm hoặc mất vận động chủ động hai chân (khi tổn thương đoạn ngực, thắt lưng) hoặc cả hai tay và hai chân (khi tổn thương đoạn cổ). Bệnh nhân bị rối loạn trương lực cơ gây co rút, co cứng, teo cơ hay cứng khớp, cốt hóa lạc chỗ, loãng xương, rỗng tủy sau chấn thương. Rối loạn cảm giác: Bệnh nhân bị giảm hoặc mất cảm giác phía dưới vùng tủy sống bị tổn thương. Rối loạn cảm giác có thể gây các triệu chứng tê, đau, còn dẫn đến các biến chứng và thương tật thứ phát như là bị loét do tỳ đè,... Các rối loạn thần kinh thực vật như: đây là loại rối loạn phản xạ tự động, tăng tiết mồ hôi, hạ huyết áp tư thế, rối loạn điều nhiệt, rối loạn đại tiểu tiện, các biến chứng về hô hấp, biến chứng về tiết niệu, viêm tắc tĩnh mạch do huyết khối,... 3. Điều trị chấn thương cột sống như thế nào? Việc điều trị chấn thương cột sống tùy thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương. Bệnh nhân cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Với những trường hợp chấn thương nhẹ, có thể điều trị bằng phương pháp bảo tồn, điều trị thuốc, vật lý trị liệu kết hợp với trị liệu thần kinh cột sống. Với những trường hợp tổn thương nặng, hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị bảo tồn cần phải phẫu thuật. Thuốc giảm đau giúp giảm các cơn đau nhanh chóng, tức thời, nhưng cần phải cân nhắc khi sử dụng kéo dài. Vì khi dùng kéo dài thuốc giảm đau sẽ gây ra những tác dụng phụ gây hại cho gan, thận. Phẫu thuật là phương pháp điều trị sau cùng khi các tổn thương cột sống nghiêm trọng. Tuy nhiên cũng cần phải thận trọng bởi: Có thể làm cho tình trạng bệnh xấu hơn nếu như cơ thể bệnh nhân không thích ứng với các dị vật lắp ghép vào cơ thể. Thời gian phục hồi lâu. Nguy cơ biến chứng, và nhiễm trùng cao. Với các vận động viên sau khi phẫu thuật có thể phải từ bỏ con đường thể thao chuyên nghiệp, do cơ thể rất khó để có thể phục hồi lại tầm vận động và chức năng như ban đầu. 4. Các di chứng của chấn thương cột sống Chấn thương cột sống khi được phát hiện và điều trị sớm có thể làm giảm nguy cơ để lại di chứng, tuy nhiên với những trường hợp tổn thương nặng thì nguy cơ để lại di chứng là rất cao. Các di chứng của chấn thương cột sống thường gặp đó là: Liệt tứ chi Liệt hai chi dưới 5. Điều trị đau sau phẫu thuật Khi bệnh nhân tiến hành phục hồi chức năng, mục đích chính là giúp bệnh nhân có thể phục hồi lại chức năng vận động đã bị mất, hoặc nếu cơ hội phục hồi khả năng vận động không còn thì phục hồi chức năng giúp hướng dẫn bệnh nhân sử dụng các dụng cụ hỗ trợ di chuyển như xe lăn, nạng, nẹp...để có thể thực hiện được các hoạt động sống hàng ngày một cách độc lập nhất. Qua đó giúp bệnh nhân hòa nhập với gia đình và cộng đồng. Về tình trạng cơ thể: Phòng chống loét da do đè ép là một việc rất quan trọng, cần sử dụng đệm chống loét (đệm hơi hoặc đệm nước), thay đổi tư thế bệnh nhân 2 giờ một lần bằng các kỹ thuật vị thế để loại bỏ đè ép, giữ cho da vùng dễ bị loét luôn khô ráo và sạch sẽ, phát hiện sớm các vùng da có nguy cơ loét để kịp thời xử lý, chăm sóc và điều trị loét. Chăm sóc chức năng tiết niệu: Uống đủ nước (khoảng 2 lít mỗi ngày kể cả ăn), đặt thông tiểu lưu trong giai đoạn choáng tủy, sau đó là thông tiểu ngắt quãng 4 giờ một lần, hướng dẫn người bệnh tự thông tiểu sau khi ra viện, tập phục hồi chức năng bàng quang, phát hiện và điều trị sớm nhiễm khuẩn tiết niệu. Phục hồi chức năng tiêu hoá: Ăn uống đủ chất dinh dưỡng với lượng chất xơ phù hợp, tập đại tiện theo giờ cố định, tập thể dục thường xuyên, hướng dẫn bệnh nhân tự kiểm soát đại tiện. Kiên trì vận động: Ngăn ngừa được nhiều biến chứng và thương tật thứ cấp đối với người bị tổn thương tủy sống như loét da do đè ép, nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm trùng tiết niệu, huyết khối tĩnh mạch sâu, teo cơ, cứng khớp, co rút biến dạng... Chương trình tập bao gồm cả tập thở, tập ho, tập vận động đúng tư thế, tập theo tầm vận động, tập di chuyển tại giường, tập di chuyển từ giường ra xe lăn và ngược lại, tập làm mạnh cơ, tập thăng bằng ngồi tĩnh và động, tập đi, tập với các dụng cụ trợ giúp.
Dinh dưỡng cho trẻ mùa dịch: Đủ thôi, đừng... thừa

02/07

Dinh dưỡng cho trẻ mùa dịch: Đủ thôi, đừng... thừa
user CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM VÀ THIẾT BỊ Y TẾ ANH ĐỨC
Nhiều phụ huynh có xu hướng "tẩm bổ" quá đà cho trẻ trong thời gian giãn cách ở nhà, cho trẻ ăn chế độ thừa đạm, thừa béo nhưng thiếu xơ và vitamin khiến trẻ có xu hướng thừa cân, béo phì. Trẻ em thừa cân, béo phì tăng nhanh Thừa cân, béo phì là thực trạng đang ngày càng đáng báo động ở trẻ em Việt Nam. Cuộc điều tra do Viện Dinh dưỡng quốc gia phối hợp với Tổng cục Thống kê, được sự hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế, cho thấy số trẻ thừa cân, béo phì tại Việt Nam tăng hơn 2 lần trong 10 năm qua, đặc biệt tại thành thị. Nguy hiểm hơn, trẻ thừa cân nhưng không phải đã cũng đủ chất. Khảo sát của Viện Dinh dưỡng cũng cho thấy, trẻ thành thị thừa 200% đạm, 130% béo nhưng lại thiếu vitamin, thiếu vận động, dẫn đến nhiều trẻ thừa cân, béo phì.  PGS.TS. Bùi Thị Nhung, Trưởng khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, trẻ em khu vực thành phố có xu hướng được quan tâm chăm sóc về dinh dưỡng nhiều hơn, được ông bà và bố mẹ ép ăn uống từ nhỏ, dẫn đến cân nặng tăng dần, cho đến khi trẻ bị thừa cân béo phì thì lại càng thèm ăn hơn và đến khi trẻ bị béo phì thì việc kiểm soát cân nặng sẽ càng khó khăn hơn…  "Việc ăn quá nhiều vào bữa chiều và bữa tối khi cơ thể không cần nhiều năng lượng, đặc biệt là trước khi đi ngủ làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì", PGS.TS. Nhung cho biết. Thừa cân vẫn có thể thiếu chất, giảm miễn dịch Nếu phụ huynh chủ quan, không có hành động kịp thời sẽ dễ dung túng cho "đà tăng cân" của trẻ, để lại những hậu quả khó lường. Đặc biệt, các chuyên gia cho biết trẻ thừa cân vẫn có thể thiếu chất, và giảm sức miễn dịch, khả năng chống chọi với bệnh tật hơn so với trẻ bình thường. Trẻ em khi đã béo phì sẽ khó khắc phục, không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình của trẻ, khiến trẻ tự ti, ảnh hưởng tâm sinh lý, kết quả học tập, mà còn gây những hậu quả xấu đến sức khỏe.  Trẻ béo phì dễ bị rối loạn mỡ máu, rối loạn đường máu, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ, ảnh hưởng đến hệ xương, đặc biệt những trẻ béo phì nặng, ngoài ra còn tăng nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm khi trưởng thành như tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ, v.v Hiện nay, nhiều căn bệnh mãn tính đang có xu hướng trẻ hoá, nghiêm trọng hơn là xuất hiện ở lứa tuổi học đường. Tại TP.HCM, hiện có tới 50% trẻ tiểu học bị thừa cân, béo phì, 15,4% trẻ học đường (6 - 18 tuổi) bị tăng huyết áp, 9 tuổi đã có trẻ bị đái tháo đường type 2. "Hậu quả của thừa cân, béo phì thường khó nhận biết ngay, nhưng không thể xem nhẹ. Khi trẻ béo phì chẳng may mắc những bệnh lý như tiêu chảy, viêm phổi,... bệnh thường có xu hướng tiến triển nặng hơn, thời gian điều trị kéo dài", TS Lưu Thị Mỹ Thục, Trưởng khoa Dinh dưỡng - lâm sàng, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết. Phụ huynh cần quan tâm và không chủ quan khi đánh giá về cân nặng của con, tránh tình trạng thừa cân, béo phì. Để đánh giá, ngoài việc quan sát hình thể của trẻ thì tương quan giữa số đo cân năng và chiều cao cho phép phụ huynh nhận định một cách khách quan. Đối với trẻ em từ 0-5 tuổi: trẻ coi là thừa cân khi chỉ số cân nặng theo chiều dài hoặc chiều cao dao động từ 2 độ lệch chuẩn (SD) đến 3 < SD. Trẻ coi là béo phì khi cân nặng theo chiều dài hoặc chiều cao ≥ 3 SD. Đối với trẻ em 5-19 tuổi: trẻ được coi là thừa cân khi chỉ số khối cơ thể theo tuổi (BMI) từ +1 SD đến < 2SD. Trẻ được coi là béo phì khi BMI ≥ 2SD. Khi thấy trẻ có dấu hiệu vượt ngưỡng cân nặng chuẩn, phụ huynh cần có hành động ngay để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, tăng cường cho trẻ vận động, tránh kéo dài tình trạng tăng cân dẫn đến béo phì. V.Thu Nguồn https://ncov.moh.gov.vn/